CHUYÊN MỤC: DIGITAL MARKETING

Thị trường bất động sản thanh lọc để phát triển

Thị trường bất động sản thanh lọc để phát triển

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua gần như “bất động” trước động thái “ghìm cương” cho vay BĐS cùng với ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia BĐS cho rằng, đây chính là cơ hội để “thanh lọc” thị trường BĐS, doanh nghiệp nào thích ứng nhanh sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển.

BĐS trước hiệu ứng domino

Chú thích ảnh
Thị trường BĐS hiện đang thiếu nguồn cung nhà thu nhập thấp. Ảnh: H.Y

Theo phân tích của các chuyên gia BĐS, chuỗi giá trị ngành BĐS tại Việt Nam thường phát triển theo 5 giai đoạn, bao gồm sở hữu và phát triển quỹ đất, tài trợ chi phí từ vốn cổ phần hoặc vay nợ, khai thác, xây dựng và cuối cùng là đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, BĐS Việt Nam cũng trải qua 5 chu kỳ tăng trưởng. Ở giai đoạn đầu tiên là khởi đầu tăng trưởng, thị trường ghi nhận việc mở rộng cung tiền và tín dụng thông qua việc lãi suất giảm, dòng vốn, nợ vay tăng chảy vào xây dựng, BĐS. Nhiều nhà đầu cơ gia nhập thị trường, dẫn đến nguồn cầu tăng liên tục và giá đất tăng. Đây cũng chính là giai đoạn xuất hiện bong bóng tài sản.

Theo đó, khi lãi suất và tình trạng lạm phát tăng cao, trong khi giá nhà giữ nguyên dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp BĐS sụt giảm. Về phía khách hàng, những người dùng đòn bẩy tài chính để mua nhà đã buộc phải bán nhà để trả nợ khiến tình trạng thanh lý diễn ra ồ ạt.

Chuyển sang giai đoạn khủng hoảng, nguồn cầu giảm khiến thị trường đóng băng, kéo theo các hoạt động xây dựng giảm. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ cũng khiến nhiều doanh nghiệp BĐS phải thu hẹp quy mô.

Bước sang giai đoạn tích lũy và tái cấu trúc, lúc này doanh nghiệp đang dần thích ứng với bối cảnh trầm lắng và triển khai phương án như tái cơ cấu sản phẩm, định vị lại thị trường. Đến giai đoạn phục hồi, giá nhà tăng trên nhiều phân khúc. Thị trường “ấm” lên, tính thanh khoản cải thiện, lợi nhuận của doanh nghiệp BĐS cũng tăng dần.

Tiến sĩ Phạm Anh Khôi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Tài chính bất động sản Đất Xanh Services, CEO Công ty tài chính FINA cho rằng, hiện nay BĐS Việt Nam đang ở chu kỳ thứ 4, nghĩa là giai đoạn khủng hoảng khi vừa qua, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt chính sách để siết sự đầu cơ, bong bóng BĐS.

Cụ thể, sau làn sóng COVID-19 lần thứ 4 (cuối năm 2021 – đầu năm 2022), bức tranh thị trường BĐS Việt Nam trở nên sôi động và giá đất một số khu vực không ngừng tăng. Từ đầu năm 2022, do ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Fed đã 6 lần tăng lãi suất điều hành khiến tình hình lạm phát trên thế giới thêm căng thẳng, Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung. Vì thế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã 2 lần tăng lãi suất điều hành nhằm ổn định tỷ giá VND/USD; “siết” tín dụng ngành BĐS khi hạn mức “room” của nhiều ngân hàng gần chạm trần do cho vay BĐS trước đó quá “nóng”…

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phạm Anh Khôi, vấn đề lo ngại hơn là hiệu ứng domino do “siết” tín dụng BĐS, dẫn đến nguồn cung BĐS trên thị trường TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đều suy giảm, kéo theo đó thanh khoản thị trường BĐS kém khiến nhiều doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn, môi giới BĐS phải tạm “nghỉ đông”.

Số liệu thống kê cho thấy, 10 tháng năm 2022, có gần 2.300 doanh nghiệp môi giới tạm dừng kinh doanh có thời hạn, tăng 52,8% và gần 1.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Rất nhiều doanh nghiệp còn hoạt động phải tái cơ cấu lại mô hình, giảm quy mô, tinh giảm nhân sự.

Trong khi doanh nghiệp “nghỉ đông” vì khó khăn, nhà đầu tư cũng e dè hơn và cẩn trọng trước biến động của thị trường. Theo ông Nguyễn Chí Nghiêm, Tổng giám đốc Dat Xanh Tech, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường BĐS lúc này cần phải am hiểu thị trường để đưa ra quyết định chính xác hơn.

Thanh lọc để thị trường phát triển

Chú thích ảnh
Các chuyên gia chia sẻ thông tin tại Talkshow về thị trường BĐS. Ảnh: T.V

Theo ông Nguyễn Chí Nghiêm, mặc dù thị trường hiện trong giai đoạn trầm lắng nhưng đây cũng là điểm sáng, bởi qua đó nhà đầu tư sẽ thanh lọc những dự án tốt, chắc chắn để đầu tư.

Tuy nhiên, ông Phạm Anh Khôi khuyến nghị, các doanh nghiệp BĐS thời gian này nên tập trung vào chuẩn hóa hoạt động đào tạo, công tác này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ tinh thông chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm, chuẩn hóa hành vi, ứng xử, phù hợp với các quy định pháp luật – một cách củng cố nguồn lực cho tương lai. Song song đó, doanh nghiệp cần tiến hành sàng lọc, tinh giảm hệ thống, tuyển dụng nhân sự có chọn lọc. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên xây dựng chiến lược lâu dài, sẵn sàng đối phó các kịch bản xấu trong bối cảnh thị trường còn nhiều diễn biến khó lường; hoàn thiện hệ sinh thái ngành, ứng dụng công nghệ trong công tác bán hàng và quản trị doanh nghiệp.

Tương tự, đối với cộng đồng môi giới BĐS, giai đoạn này là cơ hội để các cá nhân học hỏi, phát triển, nâng cao chất lượng phục vụ, kỹ năng. Cần kiên định với mục tiêu nghề nghiệp, đồng thời chú trọng xây dựng thương hiệu cá nhân, nâng cao kiến thức, tác phong, đạo đức hành nghề, không lừa dối khách hàng, không nói xấu đối thủ… Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên tái định vị thương hiệu cá nhân thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu để lựa chọn các thị trường, phân khúc sản phẩm phù hợp với khả năng, sở trường của bản thân cũng như lựa chọn đơn vị bán hàng có uy tín, chuyên nghiệp.

Đồng quan điểm, ông Trần Minh Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam nói thêm: “Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua năm 2023 sẽ có những quy định rất chặt chẽ với hoạt động môi giới. Theo đó, sẽ xử lý nghiêm nhà môi giới không qua đào tạo, không có chứng chỉ hành nghề môi giới do cơ quan có thẩm quyền cấp. Vì vậy, trong thời điểm này, doanh nghiệp môi giới nên tập trung đào tạo, chuẩn hóa hoạt động để người môi giới phải là một nhà tư vấn BĐS, định giá BĐS, quản lý BĐS…”.

Đối với nhà đầu tư, ông Phạm Anh Khôi cho rằng, khách hàng nên hạn chế tham gia thị trường với tâm lý đầu cơ mà nên đầu tư với tầm nhìn dài hạn. Bên cạnh đó, không nên sử dụng đòn bẩy tài chính, tránh đầu tư theo hiệu ứng đám đông. Trước khi quyết định “xuống tiền”, nên đánh giá nhu cầu, lựa chọn sản phẩm thực sự phù hợp với khả năng tài chính.

Dự báo thị trường BĐS thời gian tới, theo ông Phạm Anh Khôi, thị trường sẽ vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức phía trước. Dự báo, nguồn cung BĐS vẫn thiếu hụt trầm trọng do tiếp tục siết quản lý BĐS, trong khi các dự án nhà ở xã hội vẫn chưa thể triển khai. Với tâm lý thận trọng, khách hàng chuyển sang tích trữ tiền mặt dẫn đến thị trường đóng băng. Trong khi đó, tình trạng lãi suất tăng, hạn chế “room” tín dụng khiến ngay cả nhóm khách hàng mua ở thật cũng khó tiếp cận vốn vay.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cần đẩy nhanh tiến trình sửa đổi luật theo hướng phù hợp tình hình thực tế để nhanh chóng đi vào triển khai, sớm tạo ra hành lang pháp lý, môi trường minh bạch cho các hoạt động BĐS; đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, góp phần khôi phục thị trường theo hướng tích cực; tháo gỡ vướng mắc pháp lý dự án, xây dựng các cơ chế theo hướng mở, phù hợp với tình hình hiện nay cũng là công tác cần được coi trọng. Mặt khác, cần triển khai song song công tác thanh tra với việc triển khai các chính sách phát triển nhà ở xã hội nhằm cân bằng nguồn cung, giá cả. Bên cạnh đó, cần xây dựng giải pháp mở rộng, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường.

“Khi việc thực hiện các nghị định, quy định mới đã vào guồng, thị trường BĐS sẽ phát triển lành mạnh, giá bán được kiểm soát. Có như vậy, việc tháo gỡ những vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp giúp tình trạng nguồn cung được cải thiện, ổn định lãi suất cho vay, tín dụng cho BĐS được nới lỏng. Đây là các yếu tố quan trọng để giao dịch trên thị trường BĐS dần sôi động trở lại”, ông Phạm Anh Khôi nhận định.

63 Cách quảng bá thương hiệu miễn phí (Hoặc gần như miễn phí)

63 Cách quảng bá thương hiệu miễn phí (Hoặc gần như miễn phí)

Bạn chỉ là người mới bắt đầu kinh doanh từ hai bàn tay trắng với một ngân sách eo hẹp, hay là một công ty có danh tiếng với hàng đống tiền khổng lồ gửi trong ngân hàng, bạn đều có thể sử dụng các ý tưởng marketing miễn phí (hoặc gần như miễn phí) sau đây để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ của mình.

Sau khi xem xét kĩ lưỡng những kiến thức cũng như kinh nghiệm mà tôi đã tích cóp trong nhiều năm, tôi chọn ra được 63 thủ thuật marketing miễn phí (hoặc gần như miễn phí) mà bất cứ doanh nghiệp nào (dù nhỏ hay lớn) trên hành tinh này đều có thể sử dụng để quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu với chi phí thấp đến không ngờ.

1. Đăng kí làm tác giả và tham gia viết bài trên những website có uy tín hoặc lưu lượng truy cập cao trong ngành của bạn. Đây là cách tuyệt vời để vừa quảng bá thương hiệu, vừa thể hiện kiến thức chuyên môn của bạn. Ở Việt Nam, cộng đồng blog không thực sự nhiều (trừ 1 số lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ) nhưng có rất nhiều diễn đàn ở khắp các lĩnh vực mà bạn có thể tham gia.

2. Mời các blogger viết bài bình luận về sản phẩm của bạn. Chỉ cần sử dụng phương pháp tìm kiếm đơn giản trên Google như “[sản phẩm của bạn] + review/reviews” (hoặc bình luận/đánh giá) để xác định các bài viết bình luận quảng bá sản phẩm và các ưu đãi. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ xây dựng liên kết miễn phí của Buzzstream để tạo ra các truy vấn tiềm năng khác.

3. Cũng tương tự như thủ thuật tìm bài viết bình luận về các sản phẩm khuyến mãi, hãy “đào xới” các kết quả hiển thị trên công cụ tìm kiếm để xác định các blogger chuyên giới thiệu các sản phẩm giá rẻ bằng cách sử dụng câu truy vấn “[sản phẩm của bạn] + giá rẻ” (vd: “dây chuyền giá rẻ”).

4. Tổ chức một cuộc thi, rút thăm trúng thưởng, hay giảm giá mộ số sản phẩm và quảng bá hoạt động đó thật rầm rộ trên website của bạn cũng như trên các phương tiện truyền thông xã hội để gây sự chú ý.

5. Thu thập các dữ liệu khảo sát thị trường, lĩnh vực của bạn, hoặc thậm chí từ cơ sở dữ liệu của khách hàng (dĩ nhiên bạn phải xin phép khách hàng và giấu tên họ), và biên soạn thành một báo cáo miễn phí, như Báo Cáo HubSpot về Tình Hình Inbound Marketing hay Báo Cáo Veracode về Tình Hình Bảo Mật Phần Mềm.

6. Tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ các thông điệp, đồng thời chứng tỏ kiến thức chuyên môn của bạn.

7. Để tăng hiệu quả của qui trình chia sẻ nội dung, hãy sử dụng các nút chia sẻ lên các trang mạng xã hội đặt trên website (như Facebook, Twitter, Google+). Bạn có thể sử dụng mã nguồn nút “Like” của Facebook hoặc sử dụng plugin WordPress miễn phí như Sharebar.

8. Trả lời câu hỏi là một cách cực hay giúp xây dựng các mối quan hệ và khẳng định kiến thức chuyên môn của bạn trong khi vẫn có thể khuyến kích người khác tham gia quảng bá thương hiệu giúp bạn. Bạn có thể thực hiện việc này trên các website xã hội như sau:

9. Trả lời các câu hỏi trên Google+

10. Trả lời các câu hỏi trên Facebook

11. Tham gia website Hỏi – Đáp Quora và xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp của bạn.

12. Tham gia vào các nhóm cùng ngành hoặc có liên quan đến thị trường của bạn trên LinkedIn, trả lời các câu hỏi trong nhóm, đăng các tin tức và sự kiện về tổ chức của bạn.

13. Tích cực dùng inboxQ để tìm kiếm và trả lời các câu hỏi trên Twitter.

14. Nếu bạn đang kinh doanh về quần áo, thời trang, làm đẹp, giải trí, thiết kế, chụp ảnh, thực phẩm, đồ trang sức, hoặc bất cứ lĩnh vực tương tự nào về phong cách sống, bạn hãy chia sẻ hình ảnh trên Pinterest. Đây là cách làm tuyệt vời quảng bá tối đa hình ảnh thương hiệu thông qua nhiều hình chụp chất lượng về sản phẩm của mình.

15. YouTube đang là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới. Bạn hãy tạo ngay một kênh YouTube và tích cực sử dụng các thủ thuật video marketing hiệu quả, như các hướng dẫn làm một việc gì đấy, và thường xuyên tương tác để gia tăng cơ hội hiển thị trên công cụ tìm kiếm cũng như thu hút khách hàng tiềm năng.

16. Đừng quên quảng bá thương hiệu của bạn trên các trang mạng xã hội.

17. Tham gia các điễn đàn liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động, tham gia và các buổi đối thoại để cung cấp các câu trả lời hữu ích và sâu sắc.

18. Hãy viết blog nhiều thật nhiều. Hãy chia sẻ miễn phí kiến thức và kinh nghiệm của bạn cho mọi người. Dùng blog của bạn làm công cụ để xây dựng các mối quan hệ và tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

19. Ca ngợi các nhân vật có nhiều sáng kiến hay: các bài viết tác động đến bản ngã (ego bait) là một cách hay giúp bạn kết nối với những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong ngành của bạn, và họ sẽ phản hồi bằng cách quảng bá hình ảnh công ty của bạn đến những người xung quanh họ.

20. Viết bài về các blog chất lượng về lĩnh vực của bạn và đề cập đến các trang blog hoặc các blogger danh tiếng nhất. Đây cũng chính là kĩ thuật viết bài tác động đến niềm tự hào cá nhân, họ sẽ giúp bạn xây dựng nhiều mối quan hệ, tăng cường tham gia xã hội và nhiều người tham gia sẽ giúp quảng bá bài viết của bạn. Mẹo hay: hãy tạo danh hiệu “blog tốt nhất” và mời các blog trong danh sách đặt lên.

21. Viết bài phỏng vấn nhóm. Việc làm này sẽ giúp bạn xây dựng các mối quan hệ, và họ sẽ quảng bá thương hiệu giúp bạn. Bạn sẽ nhận được nhiều liên kết, xuất hiệu nhiều trên các mạng xã hội. Uy tín của bạn sẽ tăng lên, bạn có khả năng tạo ra các nội dung được nhiều người tin tưởng.

22. Thực hiện phỏng vấn các chuyên gia bằng video (như Skype). Đăng các phỏng vấn đó lên YouTube, nhúng vào website của bạn, viết lại nội dung phỏng vấn để SEO cho bài viết.

23. Tổng hợp các bài viết hay hàng tuần trong ngành. Việc làm này giúp kết nối với nhiều blogger khác và tạo các kết nối giá trị. Mẹo hay: đừng quên @ các blogger trong bài viết tổng hợp của bạn.

24. Tổng hợp các email thắc mắc của khách hàng hoặc các câu hỏi nổi bật trong phần bình luận trên blog thành một bài viết hỏi-đáp; đề cập đến khách hàng hoặc người đặt câu hỏi trong bài viết của bạn và liên kết trở lại profile hoặc website của họ (rất hiệu quả cho các hoạt động xây dựng quan hệ, marketing truyền miệng, v.v.)

25. Viết bài bình luận để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ hữu ích trong thị trường của bạn (nội dung tác động đến bản ngã, xây dựng mối quan hệ, v.v.)

26. Tạo một khảo sát trực tuyến trên website (hoặc blog) của bạn (có thể dùng Survey Monkey hoặc plugin WP-Polls trên WordPress để quản lí kết quả).

27. Sau đó, viết một bài thông báo kết quả khảo sát trên blog, bổ sung một số biểu đồ đẹp mắt vào bài viết, xuất bản thông cáo báo chí.

28. Phản hồi tất cả các câu bình luận trên blog của bạn; việc tích cực tham gia cùng người đọc và nuôi dưỡng cộng đồng trên blog là một phương pháp cực kì hiệu quả nhưng ít tốn sức nhất nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu và số người theo dõi website.

29. Khuyến khích người khác viết bài đăng trên blog của bạn để được nhận miễn phí các nội dung từ những người khác và kết bạn với họ.

30. Tìm cách kết nối với phóng viên báo chí, đài truyền hình. Đôi khi họ cần kiến thức chuyên môn của bạn để làm tư liệu viết bài.

31. Mở rộng ý tưởng trên, nếu bạn có một đội ngũ chuyên gia, hãy làm một wesite chuyên ngành để đội ngũ đó cung cấp những kiến thức chuyên môn cho những cá nhân/nhà xuất bản. Có khá nhiều trường đại học đã thành công với chiến lược này.

32. Để các founder hoặc các chuyên gia của công ty trả lời phỏng vấn trên các blog hoặc những nhà xuất bản khác.

33. Đóng góp cho một tổ chức từ thiện của địa phương hay quốc gia để quảng bá hình ảnh của bạn trên trang web của họ, và nhận một liên kết trỏ về website của bạn.

34. Tài trợ cho một sự kiện để được có tên trong danh sách các nhà tài trợ trên website tổ chức sự kiện của họ.

35. Tổ chức sự kiện tại địa phương (sẽ miễn phí nếu bạn có thể thuyết phục được ai đó tài trợ cho chương trình).

36. Diễn thuyết tại các sự kiện ở địa phương. Đây là cơ hội để bạn quảng bá hình ảnh công ty và dịch vụ, cũng như khẳng định bạn chính là người luôn có những ý tưởng tân tiến.

37. Trở thành người chứng nhận hay ủng hộ người bán hàng hoặc đồng nghiệp của bạn trên website của họ.

38. Đề nghị khách hàng làm người chứng nhận cho sản phẩm của bạn. Một hình thức tạo “giấy chứng nhận” miễn phí và dần gây dựng độ tín nhiệm cho website, từ đó giúp thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.

39. Tạo công cụ, gadget, widget hay ứng dụng miễn phí, đính kèm logo công ty của bạn, và trong một số trường hợp, có thể chèn liên kết hướng trở lại website của bạn để tăng hiệu quả SEO hay chính website của bạn. Quảng cáo công cụ miễn phí này trên blog của bạn, phát hành thông cáo báo chí, tiếp cận đến các website cùng lĩnh vực có thể muốn sử dụng công cụ này, tìm kiếm các danh bạ công cụ miễn phí hay các platform phân phối miễn phí như Upload.com để giới thiệu công cụ của bạn.

40. Bạn xây dựng một công cụ hay tính năng mà bạn biết những người có ảnh hưởng trong ngành sẽ thích. Bạn tặng cho họ miễn phí, và họ trở thành người ủng hộ thương hiệu của bạn.

41. Dùng mô hình kinh doanh Freemium, cung cấp trước một số tính năng miễn phí của sản phẩm bởi “khái niệm miễn phí” sẽ khiến mọi người cảm thấy họ thoải mái vì không mất gì cả.

42. Bán sản phẩm và quảng bá doanh nghiệp của bạn trên Craiglist.

43. Tham gia phòng thương mại địa phương (local chamber of commerce) để xây dựng thương hiệu miễn phí. Nghiên cứu đã chứng minh: 63% người tiêu dùng muốn mua sản phẩm từ các thành viên thuộc tổ chức này.

44. Cung cấp chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân quen (tiếp thị truyền miệng, tăng số người ủng hộ thương hiệu).

45. Nhanh chóng hồi âm những lời phàn nàn của khách hàng (một lần nữa, nhưng không thể không nhắc lại, tiếp thị truyền miệng chính là công cụ tiếp thị hiệu quả nhất, dù có miễn phí hay không).

46. Dùng SlideShare để quảng bá miễn phí nội dung đến một lượng lớn khán giả: đăng các bài thuyết trình, nghiên cứu tình huống (case study), tạo các tài liệu hướng dẫn, dùng nội dung blog cho mục đích khác, v.v. Sức mạnh tên miền từ chính SlideShare có thể giúp nội dung của bạn được xếp hạng cao.

47. Tham gia các blog nổi tiếng trong ngành bằng cách để lại lời bình luận thông minh. Hãy tạo liên kết dẫn đến phần nội dung tương quan có thể bổ sung giá trị trên website của bạn nếu được phép.

48. Giúp các nhân vật có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực quảng bá sản phẩm của họ trên trang blog và tài khoản mạng xã hội của bạn (tôi bảo đảm họ sẽ sẵn lòng quảng bá sản phẩm của bạn thay lời cám ơn).

49. Tạo webinar hay video hướng dẫn miễn phí.

50. Tặng phần thưởng cho các đối tác trong ngành, quảng bá nó trên mạng xã hội, tiếp cận tất cả những người được đề cử giải thưởng, tặng huy hiệu chiến thắng có gắn tên thương hiệu của bạn cho người đoạt giải.

51. Hợp tác với các công ty kinh doanh lĩnh vực liên quan nhưng không cạnh tranh với bạn để cùng tài trợ các webinar, các tham luận, v.v.

52. Cung cấp newsletter miễn phí cho những người đăng kí trên website của bạn và xuất bản một newsletter miễn phí hàng tháng. Mẹo hay: để có được nội dung luôn mới với giá thấp nhất, bạn có thể dùng nội dung trên trang blog cho mục đích khác, các Webinar, chuyển một bài tham luận thành một chuỗi các newsletter với liên kết cho phép download miễn phí, vân vân.

53. Cung cấp chuỗi bài viết về các “thủ thuật miễn phí” cho những người đã đồng ý cung cấp địa chỉ email cho bạn.

54. Cung cấp hỗ trợ khách hàng trực tiếp hoặc các hình thức trao đổi trực tiếp trên website của bạn.

55. Tận dụng cơ hội quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, bản nâng cấp khác trên email hoặc trang Cảm ơn của bạn.

56. Tạo chương trình tiếp thị liên kết (affiliate); xác định xem giữa việc bỏ qua nhà cung cấp bên thứ ba và tự mình thực hiện, việc nào sẽ hiệu quả hơn.

57. Tham gia các buổi hội thảo trong ngành và viết bài tổng hợp hội nghị đó (thảo luận trực tiếp trên blog, chụp ảnh tại sự kiện, v.v.)

58. Đề nghị nhân viên liên kết đến sản phẩm/ưu đãi của bạn từ website/profile cá nhân của họ, vì số lượng liên kết sẽ giúp củng cố hiệu quả SEO cho website của bạn, từ đó cải thiện vị trí xếp hạng của website.

59. Ưu tiên giảm giá cho những người chia sẻ sản phẩm của bạn (tweet, blog, v.v.)

60. Trích một phần giá bán để gửi cho tổ chức từ thiện (gửi phần trăm lợi nhuận cho từ thiện).

61. Tổ chức một chiến dịch chống lại quan điểm không công bằng nào đó trong ngành của bạn để được quảng bá hình ảnh miễn phí.

62. Luôn có những suy nghĩ sáng tạo, thực hiện những việc như giúp đỡ người khác nhưng không mong đợi sự hồi đáp, thương hiệu của bạn sẽ nhận được các kết quả tuyệt đến không ngờ.

63. Đọc blog, đăng kí RSS feed với các blog marketing hàng đầu để nhận các ý tưởng miễn phí (hoặc gần như miễn phí) mỗi ngày nhằm tiếp thị và phát triển việc kinh doanh của bạn với mức phí rẻ nhất.

5 cách quảng bá nội dung

5 cách quảng bá nội dung

Đi câu liên kết

Làm đi và thể nào họ cũng xem! (Xác nhận: đó là lời nói dối).

Đi câu liên kết

Không đơn giản như thế! Họ sẽ không xem! Bài học của rất nhiều doanh nghiệp và website đã áp dụng.

Hãy xây dựng nội dung, nói cho cộng đồng mạng về nó, tối ưu hóa nó, thuyết phục bạn bè cùng chia sẻ nó, đăng nó lên các trang social bookmarking, làm cho nó hoàn hảo hơn, cập nhật mới và tận dụng mọi cơ hội để đưa nó vào tầm mắt của càng nhiều người càng tốt, và liên kết sẽ xuất hiện.

Nói tóm lại, bạn cần một kế hoạch giăng câu!

Dưới đây là năm cách giúp bạn truyền đạt phần nội dung muốn câu liên kết. Nó cũng sẽ giúp bạn hiện thực hóa những ý tưởng tạo link baiting cho website của mình.

5 cách quảng bá nội dung

1. Tìm các đối tượng có tầm ảnh hưởng trên Facebook, Twitter và kết bạn với họ! Tìm những người có liên quan đến lĩnh vực của mình là tốt nhất. Tuy nhiên, bạn không nên tiết lộ nội dung ngay và năn nỉ họ chia sẻ chúng. Trước hết, hãy làm thân với họ, tìm hiểu thấu đáo xem họ thường chia sẻ các loại nội dung nào cũng như người theo dõi họ thích điều gì. Đừng làm phiền họ nếu nội dung của bạn không liên quan đến họ.

2. Các nhà báo làm việc trong lĩnh vực xuất bản nào đó, hoặc các ấn phẩm tiêu dùng tương quan rộng hơn. Ở Anh, chúng tôi có Journalisted là nơi giúp bạn tìm kiếm các nhà báo tương quan. Qui tắc tương tự cũng áp dụng cho nhà báo – đừng kết bạn với họ nếu những gì bạn muốn chia sẽ không tương quan với họ. Thậm chí tốt hơn – nếu bạn, hay khách hàng của bạn có làm việc cùng công ty PR, hãy để họ giúp bạn liên kết đến ngành công nghiệp báo chí.

3. Tối ưu hóa nội dung của bạn! Ở đây chúng ta sẽ quay lại các qui trình cơ bản nhất. Tiến hành phân tích từ khóa nhằm xác định những từ người dùng thường sử dụng để tìm kiếm phần nội dung như bạn đang cung cấp, và chỉ cần thực hiện các qui trình tối ưu hóa trên trang nhắm đến từ khóa đó. Ngay khi bạn bắt đầu thu hút liên kết, cơ hội để phần nội dung hiển thị với từ tìm kiếm tương quan sẽ cao hơn nhiều, và điều đó có nghĩa, website của bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập cao hơn, được chia sẻ và liên kết nhiều hơn.

4. Quảng cáo có tính phí (Facebook và Adwords)! Tôi rất thích quảng cáo trên Facebook vì bạn có thể nhắm đến các đối tượng mục tiêu cực kì chính xác. Bạn cần chuẩn bị tiền đầu tư nếu muốn nội dung được để mắt đến. Tương tự, hãy đầu tư cho một chiến dịch PPC để thu hút sự chú ý đến phần nội dung tuyệt vời của bạn, và nếu nội dung thật sự chất lượng, bạn sẽ thu hút được liên kết và chia sẻ xã hội.

5. Tìm các blogger có tầm ảnh hưởng bằng cách sử dụng Technorati hay các danh bạ blog khác. Khi tôi dùng từ “có tầm ảnh hưởng”, tôi không ngụ ý đến PageRank – thứ hạng trang! Bạn nên đánh giá sự quan tâm của cộng đồng xoay quanh trang blog đó. Họ có nhận được bình luận? Họ có người theo dõi hay không?

Nội dung của bạn phải dễ chia sẻ và dễ liên kết! Gắn các nút chia sẻ trên website, cung cấp cho mọi người đoạn mã embed để họ dễ dàng nhúng các nội dung đa phương tiện như hình ảnh, video,… Quy tắc cơ bản, không ai muốn chia sẻ nữa nếu qui trình thực hiện thật rối rắm.

Link baiting không hề dễ dàng! Nó đòi hỏi tính sáng tạo, nguồn lực, một kế hoạch chu đáo cùng nỗ lực làm việc chăm chỉ! Nhưng nếu mọi thứ hoạt động tốt, bạn sẽ xây dựng được các liên kết mang tính bền vững với chất lượng tuyệt vời.

Content Marketing: phương pháp phát triển nhóm hiệu quả

Content Marketing: phương pháp phát triển nhóm hiệu quả

Content marketing đang ngày một phát triển (tìm hiểu Content Marketing là gì?). Chúng ta có thể nhận thấy điều đó qua 1 số thuật ngữ được thường xuyên sử dụng trong thời gian gần đây như: sticky content, content curation, snackable content, engagement… Phương pháp marketing này thường ít nổi bật so với những xu hướng marketing phổ biến hiện nay, nhưng tôi sẽ cho bạn thấy một vấn đề: “Nội dung không chỉ là những thuật ngữ thông dụng. Nó là tương lai cho việc kinh doanh của bạn.”

Bạn không tin sao? Thực tế cho thấy 61% người được hỏi muốn mua hàng từ các công ty có cung cấp nội dung cụ thể, dựa trên một cuộc khảo sát được tiến hành của Hiệp hội Roper.

Content Marketing ho tro nguoi dung

Tuy nhiên, vì sự tăng lên của content marketing, đội ngũ marketing và các doanh nghiệp nhỏ đang phải vật lộn để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng và tạo ra số lượng lớn các nội dung chất lượng cao. Nhiều doanh nghiệp đã quyết định xây dựng đội ngũ chuyên làm nội dung. Đây là một việc tốt, tuy nhiên, trong tháng qua một số doanh nghiệp đã hỏi tôi rằng “làm sao để tạo và duy trì một đội ngũ nội dung hiệu quả?”. Trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ có 4 bước:

  1. Lập kế hoạch (xác định mục tiêu và chiến lược của bạn)
  2. Xây dựng đội ngũ
  3. Huấn luyện đào tạo
  4. Giám sát và theo dõi

Xác định chiến lược và đặt mục tiêu

Tôi nhấn mạnh: Đừng bỏ qua bước này! Một trong những người bạn của tôi đã hết sức vội vã trong quá trình tạo nội dung, kết quả sản phẩm đã không trả lời được: tại sao phải làm nội dung, nhắm đến đối tượng khách hàng nào và những đối tượng đó quan tâm đến vấn đề gì.

Vì vậy, trước khi bạn tạo ra một đội ngũ nội dung, hãy trả lời những câu hỏi cơ bản:

Chúng ta muốn nội dung quảng cáo đạt được những gì?

Đây không phải là việc khó. Bạn muốn nội dung của mình tìm kiếm được khách hàng? Cụ thể hơn, bạn muốn nội dung này có thể tạo ra khách hàng thông qua “phễu chuyển đổi” (conversion funnel). Đó nên là mục tiêu cơ sở của bất kỳ chiến lược nội dung nào, nhưng, tất nhiên là bạn cũng cần phải đưa ra các mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là một vài ví dụ về mục tiêu mà bạn có thể đưa ra:

  • Phát triển số lượng khách hàng trung thành
  • Phát triển uy tín thương hiệu như là một chuyên gia trong ngành
  • Xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các công ty có sức ảnh hưởng trong ngành
  • Tăng mức độ hài lòng của khách hàng
  • Thu hút khách hàng mới vào trang web của bạn
  • Giảm tỷ lệ thoát (bounce rate)

Cho dù mục tiêu mà bạn chọn là gì đi nữa, hãy nhớ đánh giá nó trên cả chỉ số “cứng” và “mềm”.

Làm thế nào chúng ta thực hiện việc đó một cách hiệu quả?

Các chiến lược sẽ cho bạn những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, có một vài chiến lược mà tất cả những người làm marketing cần phải có để đạt được chỉ tiêu là: tạo ra nội dung có khả năng chuyển đôi suy nghĩ của khách hàng.

Xác định đối tượng

Đây là một số cách bạn có thể xác định đối tượng và những gì họ muốn / cần / mong ước:

  • Yêu cầu người đọc cho ý kiến trong các bình luận trong bài viết/blog và thông qua các trang truyền thông xã hội của bạn
  • Gửi các cuộc điều tra khảo sát (phương pháp cũ nhưng vẫn hiệu quả)
  • Tiếp cận với đối tượng mục tiêu của bạn bằng cách tham vào các sự kiện, hội nghị mà họ tham gia
  • Kiểm tra báo cáo nghiên cứu về khách hàng của đối thủ cạnh tranh

Khi tiến hành xác định khách hàng, hãy tự hỏi mình:

  • Thuộc tính nhân khẩu học của họ là gì?
  • Điều gì / ai ảnh hưởng đến họ?
  • Những gì người ta muốn / cần? (Thông tin cơ bản và dẫn chi tiết, vv)
  • Đối tượng của bạn đang phải đối mặt với vấn đề gì? Làm thế nào bạn có thể giúp giải quyết vấn đề đó?
  • Những câu hỏi được độc giả của bạn đặt ra và những chủ đề mà họ muốn giải quyết?

Bạn cũng nên tạo ra một hình mẫu khách hàng, nếu có khả năng, kết hợp sử dụng các dữ liệu khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về thái độ của khách hàng, điều này sẽ giúp bạn tạo ra một nội dung rất cụ thể.

Tạo ra một biểu đồ phễu về hình mẫu khách hàng

Bước này sẽ giúp nhóm nội dung của bạn định hình một lịch biên tập nội dung chi tiết, tạo ra các nội dung nhắm đến những hành vi, thái độ cụ thể của khách hàng, với mục tiêu di chuyển họ qua phễu chuyển đổi.

Đây là những gì bạn cần làm để: Tạo một đồ với hình mẫu khách hàng của bạn là trục X và các giai đoạn của phễu là trục Y. Sau đó, trong mỗi hộp trả lời các câu hỏi sau:

  1. Các vấn đề chính và mối quan tâm mà khách hàng đang phải đối mặt trong giai đoạn này là gì?
  2. Những câu hỏi khách hàng đặt ra là gì?
  3. Bạn có thể trả lời câu hỏi thuộc nội dung và chủ đề nào.
  4. Một vài tiêu đề mẫu cho nội dung.

Sau khi đã trả lời những câu hỏi đó, đồ thị của bạn sẽ giống như thế này:

Tạo ra một biểu đồ phễu về hình mẫu khách hàng

Tạo ra một biểu đồ phễu về hình mẫu khách hàng

(Xem hình lớn)

Tạo ra một nhóm có cấu trúc

Bây giờ bạn đã có mục tiêu và chiến lược, về cơ bản thì bạn sẽ tạo ra khuôn khổ và cơ cấu cho đội ngũ nội dung làm việc. Vì vậy, bây giờ bạn thực sự nên tiến hành lắp ráp đội hình.

Có rất nhiều cách để tạo ra đội ngũ nội dung. Hãy ghi nhớ đây có thể không phải là một công thức hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn, và bạn có thể sẽ phải thử một vài cách và phân chia trách nhiệm công việc khác nhau để tìm ra cái thích hợp cho mình. Đây là mô hình mà tôi thấy đạt được thành công nhất.

Cau truc nhom noi dung

Nhóm trưởng nội dung

Bạn cũng có thể thấy mô tả công việc của Trưởng nhóm nội dung gần giống như Tư vấn nội dung cao cấp hoặc tổng biên tập nội dung văn phòng, v.v… Về cơ bản người này là người đứng đầu bộ phận và chịu trách nhiệm về chiến lược tổng thể, ngân sách, thực hiện các mục tiêu đề xuất, thông tin liên lạc với ban điều hành, v.v… Trưởng nhóm thường không tham gia vào việc sáng tạo nội dung hoặc chỉnh sửa, nhưng có thể sẽ được tham gia vào quá trình brainstorm và nhận phản hồi khách hàng.

Quản lý biên tập

Chức danh công việc này có thể bao gồm điều phối nội dung, biên tập, v.v… Người này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc duy trì hình ảnh thương hiệu và quá trình thiết kế nội dung. Quan trọng là người này phải có kiến thức tốt về ngôn ngữ, báo chí, hoặc sáng tác văn chương, vì trách nhiệm kể câu chuyện thương hiệu sẽ do người này phụ trách. Một điều quan trọng nữa là Quản lý biên tập phải biết cách sắp xếp, bởi vì họ sẽ chịu trách nhiệm cho lịch công tác biên tập, lập kế hoạch, giao công việc đội ngũ sáng tạo nội dung, tính nhất quán và phong cách.

Sáng tạo nội dung

Các chức danh này có thể bao gồm những người làm nội dung, nhà văn, người quay phim, người chụp ảnh, v.v… Đây là những người thực sự tạo ra nội dung để biên tập viên xem xét. Các công ty thường thuê người làm việc tự do đảm nhận phần việc này, đặc biệt thích hợp với các video hoạt hình. Sau khi đã xác định loại nội dung mà bạn cần để sản xuất, bạn nên tìm kiếm người chuyên sáng tạo nội dung về lĩnh vực đó và để họ chịu trách nhiệm chính cho việc sản xuất nội dung của bạn. Tóm lại, có một đội ngũ sản xuất nội dung phong phú là điều hữu ích vì họ có thể phục vụ cho bất cứ lĩnh vực nào bạn muốn.

Khi sử dụng cấu trúc này, công việc của bạn có thể trông như sau:

Cong viec noi dung

Đào tạo đội ngũ nội dung

Trước hết, bạn nên biết là sẽ vô cùng khó khăn để hướng dẫn một người cách viết hoặc chỉnh sửa tốt, vì vậy bạn nên tuyển các bạn copywriter và biên tập viên giỏi. Nếu người apply công việc không có những phẩm chất đó, tốt nhất là đừng tuyển. Ngoài ra, cách bạn đào tạo đội ngũ của mình phải phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Dưới đây là vài yếu tố quan trọng mà bạn nên thực hiện.

Sách hướng dẫn định dạng (Stylebook)

Bạn nên có một stylebook đặt ra những tiêu chuẩn tổng quát về thương hiệu của bạn. Dưới đây là một vài nội dung nên có trong đó (đây là một bản sao bị rò rỉ của stylebook của Groupon và quyển hướng dẫn văn phong của Đại học Oxford, bạn có thể sử dụng cả hai để tham khảo):

Chiến lược để tạo ra tiếng nói cho nhãn hiệu
Cấu trúc: bao gồm cách phân chia đề mục, điểm đầu dòng, danh sách, v.v…
Chính sách liên kết: những nguồn dữ liệu không được sử dụng? Bạn muốn người viết chỉ sử dụng những nguồn chủ yếu nào?
Quan điểm sử dụng
Vấn đề ngữ vựng: những thuật ngữ chuyên ngành nào được quyền viết tắt? Tên quốc gia, tiền tệ..
Chuẩn mực ngôn ngữ nếu bạn là một công ty quốc tế, bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ nào?

Mục đích của một quyển hướng dẫn định dạng toàn diện là tạo ra tính thống nhất trên tất cả nội dung, và đồng thời cũng giúp người viết tham khảo khi có thắc mắc (qua đó giải quyết bớt công việc cho ban biên tập và trưởng nhóm). Nếu bạn không có thời gian để viết lên một stylebook, tôi sẽ khuyên bạn nên mua một bản sao của AP stylebook, tất cả các nhà báo đều sử dụng nó. Nếu bạn đang viết stylebook cho riêng mình, hãy tham khảo Purdue Owl và Grammar Girl.

Nguyên tắc viết văn

Một trong những điều tốt nhất mà tôi từng thực hiện là tạo ra một nguyên tắc rộng rãi cho người viết nội dung, vì nó chỉ ra chính xác những gì tôi mong đợi nên không có sự nhầm lẫn nào xảy ra. Dưới đây là một vài vấn đề tôi đề cập trong các nguyên tắc đó:

  • Những yêu cầu về thời gian, chất lượng nội dung, v.v… (Đây là một cái nhìn tổng quan rất đơn giản, qua đó đó thể hiện những kỳ vọng cơ bản nhất của chúng tôi)
  • Vấn đề pháp lý: ai là người sở hữu của nội dung, cách chúng tôi giám định nội dung v.v…
  • Thông tin về mức chính xác của công việc được giao
  • Chính sách biên tập: những gì tôi mong muốn trong quá trình biên tập (tức là tôi thường yêu cầu phải chỉnh sửa bao nhiêu lần, những gì sẽ xảy ra nếu tôi muốn các phần được biên tập lại hoàn toàn, v.v…)
  • Thỏa thuận về việc gia hạn thời hạn và hậu quả nếu công việc không làm đúng thời hạn
  • Câu Hỏi Thường Gặp (FAQs)

Cuối cùng, các nguyên tắc mà bạn đặt ra có thể sẽ liên tục được bổ sung các vấn đề mới phát sinh.

Phản hồi

Đây là một công cụ rất cơ bản, nhưng lại có thể giúp đội ngũ biên tập và thiết kế của bạn phát triển, tiến bộ, tạo ra một đội ngũ bền vững và đảm bảo chất lượng nhất quán và lâu dài.

Nếu bạn là người quản lý biên tập, bạn nên phản hồi các sản phẩm của đội ngũ sáng tạo nội dung. Nếu họ làm tốt, hãy cho họ biết. Tôi có một hệ thống thang điểm từ 1 đến 5 để tôi đánh giá và đưa phản hồi lại cho bất cứ tiêu đề nào tôi đọc được. Tôi cũng thường xuyên chia sẻ những điều chỉnh sửa, một cách hữu ích nhất của việc phản hồi thông tin (một công cụ tuyệt vời để làm việc này, ngoài Google Docs ra còn có Draft).

Nếu bạn là người đứng đầu nhóm nội dung, hãy xem lại tất cả các bài được biên tập viên phê duyệt và chia sẻ. Bạn không cần phải xem xét từng cái một, nhưng chắc chắn rằng bạn phải đưa ra phản hồi thường xuyên (Mẹo nhỏ: thiết lập một cuộc họp hàng tháng với biên tập viên đưa ra ý kiến của bạn).

Giám sát và theo dõi

Cũng giống như các chiến lược marketing khác, content marketing cần phải được liên tục đánh giá để xem việc gì nên được tiếp tục thực hiện. Vậy, bạn cần theo dõi những gì?

Trước tiên, bạn nên theo dõi các mục tiêu đã xác định trước đó (cũng đơn giản thôi bởi vì tất cả các mục tiêu đều có thể đo lường được theo một cách nào đó). Bên cạnh đó, thường là sẽ khó biết nên theo dõi cái gì. Chiến lược nội dung Jay Baer giới thiệu cho bạn 4 loại số liệu cần theo dõi:

4 buoc noi dung

1. Consumption (Tiếp nhận)

Trả lời câu hỏi: Bao nhiêu người đã tiếp nhận nội dung của bạn? Đánh giá thông qua lượt xem, tải, xem, v.v…?

2. Share (Chia sẻ)

Trả lời câu hỏi: Họ có thường chia sẻ nội dung của bạn với người khác không?

3.Lead Generation (tạo khách hàng tiềm năng)

Trả lời câu hỏi: Người tiếp nhận nội dung có trở thành khách hàng tiềm năng không?

4. Sales (Bán hàng)

Trả lời câu hỏi: Người tiếp nhận nội dung có thường trở thành khách hàng của bạn không?

Tôi cũng sẽ thêm một vài số liệu để bạn xem xét theo dõi:

  • Tỷ lệ thoát (bounce rate) trên các trang nội dung: Đây là số liệu rất đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong việc xác định nội dung của bạn có đáp ứng những kỳ vọng người đọc hay không.
  • Khách hàng của bạn có đang di chuyển qua sơ đồ phễu chuyển đổi không? Điều này sẽ giúp bạn xác định tốt nội dung của bạn có hiệu quả hay không trong việc thúc đẩy chuyển đổi (Việc này là mục tiêu chung của sự nỗ lực marketing của bạn).
  • Nội dung của bạn có thu hút khách hàng mới không? Việc này sẽ đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Lưu ý rằng ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến khách mới. Dĩ nhiên khách hàng cũ quay lại và điều rất quan trọng, nhưng bạn cũng phải chắc chắn rằng bạn đang mở rộng danh sách khách hàng của mình.
  • Bạn đang sản xuất đủ nội dung cho mỗi tính cách, thái độ, suy nghĩ hình mẫu khách hàng ở từng giai đoạn trong phễu chuyển đổi?
  • Khách hàng của bạn có hài lòng với vấn đề được giải quyết cho từng phần riêng ở trên?
  • So sánh mức độ hiệu quả giữa các kênh truyền thông (ví dụ như tạo ra video sẽ đem lại kết quả hơn là chỉ viết bài bình thường)
  • Có trục trặc nào trong quá trình sản xuất nội dung của bạn không? Có ai làm việc thiếu hiệu quả không?
  • Hiệu quả của ngân sách đầu tư như thế nào ?

Lời kết

Không có một công thức hoàn hảo cho việc phát triển và duy trì một đội ngũ nội dung cả. Công ty của bạn cần phải linh hoạt giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc cách làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, bước đầu bạn nên làm theo bốn bước mà chúng tôi trình bày ở đây:

  • Lập kế hoạch (xác định mục tiêu và chiến lược của bạn)
  • Xây dựng đội ngũ
  • Huấn luyện đào tạo
  • Giám sát và theo dõi

Quy trinh noi dung

Ngoài ra, tôi cũng nhấn mạnh hai điểm quan trọng những người đang xây dựng một nhóm nội dung: 1) Hãy chắc chắn rằng bạn thuê những người thực sự có tài viết lách, chỉnh sửa, hoặc quản lý ngay từ đầu, và 2) Hãy chắc chắn rằng nhóm của bạn làm việc bền vững – không phải chỉ trong 6 tháng tiếp theo, mà còn trong 6 năm tiếp theo, bởi vì content marketing là một quá trình rất dài.

Content Marketing là gì? Ví dụ và chiến lược cho Content Marketing!

Content Marketing là gì? Ví dụ và chiến lược cho Content Marketing!

Các hình thức tiếp thị truyền thống, làm gián đoạn các thành viên đối tượng, kém hiệu quả hơn so với trước đây để tiếp cận khách hàng tiềm năng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng. Đó là lý do tại sao tiếp thị nội dung (Content Marketing) đã trở thành một cách phổ biến để các doanh nghiệp tiếp cận và thu hút đối tượng mục tiêu của họ.

Bằng cách cung cấp cho các thành viên đối tượng nội dung hữu ích để giáo dục họ về các sản phẩm và dịch vụ của bạn – và cho họ thấy cách các sản phẩm và dịch vụ đó giải quyết hiệu quả các điểm đau và thách thức của họ – bạn có thể tăng chuyển đổi, nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng doanh thu và hơn thế nữa.

Nghe có vẻ thú vị? Hãy đọc để tìm hiểu về cách doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện các chiến lược và chiến lược content marketing để kết nối với khán giả của bạn.

Content Marketing là gì?

Tại sao Content Marketing lại quan trọng?

Ngày nay, các chiến lược tiếp thị ra bên ngoài (hoặc bất cứ điều gì làm gián đoạn các thành viên đối tượng của bạn) sẽ không hiệu quả để tiếp cận các thành viên đối tượng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng như trước đây. Content Marketing đã trở thành một cách phổ biến cho các doanh nghiệp để chống lại vấn đề này. Ngoài việc mở rộng phạm vi của bạn, Content Marketing giúp doanh nghiệp của bạn:

  • Giáo dục khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng của bạn về các sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp
  • Tăng cường chuyển đổi
  • Xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp của bạn
  • Kết nối với khán giả của bạn để cho họ thấy các sản phẩm và dịch vụ của bạn giải quyết các thách thức của họ như thế nào
  • Tạo cảm giác cộng đồng xung quanh thương hiệu của bạn

Bây giờ bạn đã hiểu tại sao doanh nghiệp của bạn nên đầu tư vào Content Marketing, hãy xem xét một số ví dụ để bạn có thể quyết định loại nội dung nào bạn muốn tạo.

Ví dụ về Content Marketing

Mặc dù Content Marketing là một chiến thuật có thể áp dụng và hữu ích cho hầu hết mọi công ty, nhưng việc động não tìm ra những cách sáng tạo và thuyết phục để tiếp cận và chuyển đổi đối tượng của bạn không phải là nhiệm vụ đơn giản. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể thành công tại Content Marketing?

Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta hãy xem các loại Content Marketing khác nhau, cộng với một số ví dụ về mỗi loại. Phần này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bạn có thể kết hợp nội dung trong các kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp.

Các loại Content Marketing

Có nhiều loại Content Marketing mà doanh nghiệp của bạn có thể quyết định tận dụng. Dưới đây là một số tùy chọn phổ biến nhất.

1. Social media Content Marketing

Với hơn 3,7 tỷ người dùng toàn cầu, thật dễ hiểu tại sao rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào social media Content Marketing. Có một số nền tảng (như Facebook, Instagram, Pinterest, LinkedIn và Snapchat) để hoạt động và một số cách bạn có thể tạo và chia sẻ nội dung phương tiện truyền thông xã hội trên mỗi trang (như ảnh, video trực tiếp và video được ghi lại, và những câu chuyện).

Tất cả các nền tảng và cách để chia sẻ nội dung của bạn cung cấp cho bạn rất nhiều cơ hội để kết nối với khán giả của bạn.

Ví dụ về social media marketing

ví dụ về social medial content marketing

ví dụ về social medial content marketing

Tài khoản Instagram của Lush Cosmetics là thương hiệu và bổ sung cho phần còn lại của nội dung tiếp thị của họ – nếu trang đó không ghi rõ Lush Cosmetics, bất cứ nơi nào trong hồ sơ, khách hàng vẫn có thể biết hồ sơ đó thuộc về Lush.

Trang Instagram chia sẻ dòng sản phẩm Lush, hiển thị các tùy chọn màu sắc và mùi hương khác nhau cho các sản phẩm và hiển thị các cách khác nhau mà mỗi sản phẩm có thể được sử dụng.

Hồ sơ của họ cảm thấy và trông đầy màu sắc, tươi sáng, hạnh phúc và độc đáo Lush. Trang này cũng mô tả mọi người thuộc mọi thành phần, dân tộc và giới tính sử dụng sản phẩm của họ theo cách phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.

2. Infographic content marketing

Infographics hiển thị nội dung, thông tin và dữ liệu theo định dạng đồ họa dễ hiểu. Với sự kết hợp của từ ngữ đơn giản, các câu ngắn và hình ảnh rõ ràng, infographics là một cách tuyệt vời để truyền đạt hiệu quả nội dung của bạn.

Chúng hoạt động tốt nếu bạn đang cố gắng chắt lọc một chủ đề giáo dục và / hoặc phức tạp xuống để tất cả các thành viên khán giả có thể hiểu nó.

Ví dụ về Infographic content marketing

Ví dụ về Infographic content marketing

Ví dụ về Infographic content marketing

IBM đã tạo ra một infographic khi họ tung ra thị trường Đám mây của họ Infographic của họ là thương hiệu, được tổ chức tốt và dễ đọc. Nó giải thích rõ ràng những gì họ đang làm với thị trường Đám mây của họ và cách khách hàng có thể hưởng lợi từ nó. Nó cũng cho các thành viên khán giả biết làm thế nào họ có thể truy cập vào thị trường và bắt đầu sử dụng nó.

3. Blog content marketing

Blog là một loại nội dung mạnh mẽ để tiếp thị và chia sẻ thông tin trong nước với khách hàng và đối tượng mục tiêu của bạn (cho dù là giáo dục, liên quan đến khách hàng hoặc liên quan đến sản phẩm). Blog có thể được sử dụng để chuyển đổi người đọc thành khách hàng, tăng cường nhận thức về thương hiệu và / hoặc xây dựng mối quan hệ với khán giả của bạn.

Tùy thuộc vào mục tiêu của blog cụ thể của bạn, bạn có thể chọn quảng bá nội dung blog khác bằng cách liên kết đến nhiều bài đăng khác nhau, chia sẻ liên kết đến các trang truyền thông xã hội của bạn, liên kết đến các trang web và sản phẩm của đối tác hoặc viết về dòng sản phẩm của bạn.

Ví dụ về Blog Content Marketing

Ví dụ về Blog Content Marketing

Ví dụ về Blog Content Marketing

Expedia có một blog tên là Out There Starts Here, nơi chia sẻ thông tin liên quan đến du lịch. Cho dù về đề xuất khách sạn, địa điểm độc đáo để ghé thăm hoặc các hoạt động khác nhau bạn có thể thực hiện trên toàn cầu, blog của họ có tất cả các chi tiết.

Expedia thường xuyên xuất bản nội dung blog của họ để giữ độc giả quan tâm và tham gia. Nó bao gồm một loạt các chủ đề liên quan đến bất kỳ loại chuyến đi nào bạn có thể tưởng tượng. Blog là thương hiệu và tất cả các bài viết liên quan đến mục tiêu và sứ mệnh của khách hàng về công nghệ du lịch và tăng cường nhận thức về thương hiệu.

Họ làm điều này bằng cách liên kết với các dịch vụ của họ và viết về những khách hàng đã có kinh nghiệm tích cực với công ty.

4. Podcast Content marketing

Bạn có biết hơn 6 triệu người hiện đang nghe podcast ở Mỹ không? Podcast đã trở thành một phương tiện nội dung phổ biến vì sự tiện lợi của chúng – bạn có thể thưởng thức chúng trong khi thư giãn hoặc trên đường đi. Và hiện tại, ở Việt Nam người có nhu cầu nghe Podcast cũng đang ngày càng tăng lên nhanh chóng.

Đó là lý do tại sao rất nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tạo podcast. Họ giúp cải thiện nhận thức về thương hiệu, xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong khán giả và quảng bá sản phẩm, dịch vụ và đối tác của họ.

Ví dụ về Podcast content marketing

Podcast content marketing

Trang web có chứa Podcast content marketing

Harvard Business Review (HBR) có một podcast hàng tuần được gọi là HBR IdeaCast , có các nhà lãnh đạo ngành trong cả kinh doanh và quản lý. Bạn có thể đăng ký để liên tục nhận được hàng trăm podcast của họ hoặc chọn và chọn những gì bạn muốn nghe.

Podcast là thương hiệu và bổ sung cho phần còn lại của nội dung được xuất bản HBR. HBR cũng là một cách tuyệt vời để kết nối với đối tượng mục tiêu của họ, nâng cao nhận thức về thương hiệu và thu hút sự theo dõi của các thành viên đối tượng thông qua một phương tiện khác với công việc điển hình của họ (nghe podcast so với đọc bài viết về HBR).

5. Video content marketing

Theo một nghiên cứu gần đây của HubSpot, hơn 50% người tiêu dùng nói rằng họ muốn xem video từ các thương hiệu mà họ tương tác .

Ngoài ra, video marketing có thể tăng cường chuyển đổi, cải thiện ROI và giúp bạn xây dựng mối quan hệ với các thành viên đối tượng. Bạn có thể chọn chia sẻ nội dung tiếp thị video của mình trên các nền tảng truyền thông xã hội, trang web hoặc trên các trang web của đối tác – mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn trên các phương tiện khác nhau.

Ví dụ về tiếp thị nội dung video

Phần lớn nội dung video của Dollar Shave Club đã trở nên viral. Những nỗ lực tiếp thị của họ là thương hiệu, hài hước và giải trí. Trên thực tế, một trong những video của họ có hơn 26 triệu lượt xem trên YouTube. Bằng cách tạo tên cho chính mình thông qua nội dung video trực tuyến của họ, Dollar Shave Club đã có sự tăng trưởng ấn tượng và nhận diện thương hiệu.

6. Tiếp thị nội dung quảng cáo trả tiền

Như tôi đã đề cập trước đây, lưu lượng truy cập không phải trả tiền được tạo bởi nội dung và tiếp thị trong nước đang ngày càng trở nên phổ biến trong tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nội dung và quảng cáo phải trả tiền là vô ích hoặc không hiệu quả để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Quảng cáo nội dung trả phí có thể giúp bạn tiếp cận đối tượng rộng lớn và cho phép bạn định vị chính mình ở tất cả các địa điểm bạn muốn được nhìn thấy.

Có nhiều cách bạn có thể tạo và xuất bản quảng cáo nội dung trả tiền của mình. Bạn có thể chia sẻ quảng cáo trả tiền trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc xuất bản quảng cáo kỹ thuật số trên các trang web dưới dạng biểu ngữ hoặc nội dung được tài trợ.

Ví dụ về tiếp thị nội dung quảng cáo trả tiền

Paid Ad Content Marketing

Paid Ad Content Marketing

Revolve – một công ty quần áo và phụ kiện – sử dụng quảng cáo được trả tiền và được tài trợ trên phương tiện truyền thông xã hội (như quảng cáo này trên Facebook) để tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ trong khi họ duyệt qua các nguồn cấp tin tức của họ.

Quảng cáo nội dung có một số sản phẩm và chi tiết về chính sách giao hàng và trả hàng miễn phí của họ để kéo khán giả đến trang web của họ và, hy vọng, chuyển đổi đối tượng thành khách hàng.

Bây giờ chúng tôi đã xem xét các loại tiếp thị nội dung khác nhau mà bạn có thể thêm vào chiến lược của mình. Bây giờ, hãy nói về chiến lược content marketing của bạn . Bằng cách thực hiện chiến lược, bạn có thể đảm bảo các nỗ lực tiếp thị nội dung của mình có tác động và hiệu quả trong việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng và tiếp cận các thành viên đối tượng của bạn.

Chiến lược content marketing

1. Đặt mục tiêu SMART.

Phần đầu tiên trong chiến lược tiếp thị nội dung của bạn là đặt mục tiêu SMART . Chúng nên dành riêng cho doanh nghiệp của bạn – chúng có thể sẽ bổ sung cho các mục tiêu tiếp thị và công ty rộng lớn hơn của bạn. Hãy xem xét một số ví dụ về các mục tiêu bạn đặt ra cho chiến lược tiếp thị nội dung của mình.

Bạn có thể muốn nội dung của bạn …

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu
  • Tăng doanh thu
  • Tăng chuyển đổi
  • Cải thiện lòng trung thành thương hiệu
  • Tăng sự tham gia của khách hàng
  • Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng
  • Thu hút các đối tác chiến lược

2. Xác định KPI của bạn.

Tiếp theo, đặt các chỉ số hiệu suất chính (KPI) cho các mục tiêu SMART của bạn. KPI là các điểm dữ liệu có thể định lượng mà bạn có thể sử dụng để đo lường hiệu suất thực tế của mình so với mục tiêu của bạn.

MỤC TIÊU THÔNG MINH KPI LIÊN QUAN
Nhận thức về thương hiệu Lưu lượng truy cập trang web, người theo dõi phương tiện truyền thông xã hội, đăng ký đăng ký, đề cập (của khách hàng và đối tác)
Doanh thu Bán hàng hàng ngày, lưu lượng truy cập trang web
Chuyển đổi Tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng, xu hướng tỷ lệ vận chuyển liên quan, xu hướng giá cạnh tranh
Thương hiệu trung thành Trả lại khách hàng, người quảng bá, đánh giá sản phẩm, giới thiệu
Sự tham gia của khách hàng Thích, chia sẻ, theo dõi, đề cập, liên kết ngược
Mối quan hệ và sự tin tưởng Trả lại khách hàng, người quảng bá, người theo dõi, đề cập
Đối tác chiến lược Quan hệ đối tác mới, đề cập, backlinks

3. Quyết định loại content.

Tiếp theo, chọn loại nội dung bạn sẽ tạo. Để làm điều này, hãy bắt đầu bằng cách nghĩ về đối tượng mục tiêu và personas người mua của bạn. Trả lời các câu hỏi sau về đối tượng mục tiêu của bạn để giúp bạn thu hẹp các loại nội dung phù hợp với họ:

  • Họ cần gì ở bạn?
  • Những thách thức nào họ đang tìm cách vượt qua?
  • Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào bạn có thể giúp họ thành công?

Bây giờ, hãy xem lại các loại content marketing khác nhau mà chúng tôi đã đánh giá trước đó để xác định loại hoặc loại nội dung bạn sẽ tạo và chia sẻ giữa các thành viên đối tượng và khách hàng của bạn.

4. Chọn các kênh phân phối nội dung của bạn.

Khi bạn đã quyết định loại nội dung bạn sẽ tiếp thị, đã đến lúc chọn các kênh nội dung cụ thể của bạn. Đối với một số loại nội dung, kênh bạn cần làm việc sẽ rõ ràng. Ví dụ: nếu bạn đang tạo nội dung blog, kênh của bạn sẽ là chính blog.

Tuy nhiên, một số kênh sẽ ít rõ ràng hơn. Ví dụ: nếu bạn chọn phương tiện truyền thông xã hội, bạn sẽ cần quyết định nền tảng hoặc nền tảng nào bạn sẽ tiếp thị trên (Instagram, Facebook, Twitter, v.v.). Nếu bạn chọn một infographic, bạn sẽ cần phải quyết định kênh nào bạn sẽ chia sẻ trên đó (phương tiện truyền thông xã hội, trang web, v.v.).

5. Đặt ngân sách.

Bây giờ, đặt ngân sách của bạn. Hãy suy nghĩ về loại nội dung bạn đang tạo và kênh nào bạn tiếp thị nội dung đó.

Sau đó, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau để xác định ngân sách của bạn:

  • Bạn có cần mua bất kỳ phần mềm hoặc công nghệ nào để tạo nội dung (như phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Photoshop , đăng ký Canva , máy ảnh để chụp ảnh và quay video chất lượng cao) không?
  • Bạn có cần thuê bất kỳ thành viên nhóm nội dung nào (như nghệ sĩ, nhà văn, biên tập viên, nhà thiết kế) không?
  • Bạn có cần phải trả tiền cho không gian quảng cáo?
  • Bạn có cần quyền truy cập vào các công cụ hoặc tài nguyên cụ thể để nâng cao hoặc đo lường loại nội dung cụ thể của mình không?

Khi bạn trả lời những câu hỏi này, bạn có thể nhận thấy các câu trả lời của mình ảnh hưởng đến ngân sách dự kiến ​​của bạn – cho dù đó là tăng hay giảm trong những gì bạn có thể đã ước tính.

6. Tạo và phân phối nội dung.

Tạo và phân phối nội dung của bạn để các thành viên đối tượng của bạn có thể sử dụng nội dung đó – và có thể chuyển đổi. Để đảm bảo bạn luôn tạo ra nội dung và chia sẻ nội dung đó với khách hàng tiềm năng và khách hàng của mình, hãy sử dụng lịch truyền thông xã hội hoặc lịch nội dung biên tập.

Điều này có thể giúp nhóm của bạn có thể đứng đầu trong tất cả các nội dung được tạo và thậm chí lên lịch trước thời hạn.

7. Phân tích và đo lường kết quả.

Cuối cùng, phân tích và đo lường kết quả của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào để tăng cường nỗ lực tiếp thị nội dung của bạn và tiếp cận nhiều thành viên đối tượng hơn.

Nhìn vào các mục tiêu SMART và KPI của bạn để xác định sự thành công của chiến lược tiếp thị nội dung của bạn. Bạn đã đạt được mục tiêu và KPI của bạn? Bạn đã gần đạt được chúng, hoặc bạn đã tắt trong ước tính của bạn?

Thu hút đối tượng mục tiêu của bạn với Content Marketing

Với content marketing hiệu quả, bạn có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình và tăng chuyển đổi. Có một số cách để tiếp thị với nội dung để tăng doanh thu, tăng nhận thức và nhận diện thương hiệu của bạn và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn.

Để bắt đầu, hãy xác định loại nội dung nào hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp và đối tượng của bạn và phát triển chiến lược tiếp thị nội dung để bắt đầu thúc đẩy lợi nhuận của bạn ngay hôm nay.

Tham khảo: https://blog.hubspot.com/marketing/content-marketing

Sáu cách xây dựng thương hiệu qua dịch vụ khách hàng

Sáu cách xây dựng thương hiệu qua dịch vụ khách hàng

Khi nhắc đến xây dựng thương hiệu, dịch vụ khách hàng thường là yếu tố cuối cùng và hay bị bỏ qua nhất. Đây là một sai lầm lớn – và một cơ hội lớn bị bỏ lỡ. Dùng dịch vụ khách hàng để củng cố thương hiệu của bạn là một cách thức cần thiết nhưng lại chưa được tận dụng để thu hút và duy trì khách hàng, làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt, và tăng cường sự trung thành với thương hiệu.

Nếu được thực hiện đúng cách, nó sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững thực sự. Dưới đây là 6 cách để sử dụng dịch vụ khách hàng nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu. Những phương pháp này có thể được sử dụng để củng cố các thương hiệu đã được thiết lập hoặc để xây dựng một thương hiệu thông qua dịch vụ khách hàng.

xây dựng thương hiệu qua dịch vụ khách hàng

xây dựng thương hiệu qua dịch vụ khách hàng

1. Thiết lập và thực hiện một mục đích dịch vụ khách hàng phù hợp thương hiệu

Các công ty thành công công thức hóa một mục tiêu chiến lược (strategic intent) và thực hiện theo công thức đó để có được thành công thị trường; các tổ chức có hiểu biết bản đồ hóa mục tiêu chiến lược đó thành mục tiêu thương hiệu.

Trong khi các doanh nghiệp thường nắm bắt mục đích thương hiệu bằng hoạt động quảng cáo, họ lại bỏ qua điều đó khi đưa ra các dịch vụ khách hàng, dù là thông qua trang web, trung tâm tư vấn khách hàng, các cửa hàng, hay các chi nhánh. Điều này có thể kết thúc bằng sự phá hủy thương hiệu.

Do đó việc tung ra dịch vụ khách hàng phù hợp thương hiệu là điều rất quan trọng mà các nhà điều hành cấp độ C phải làm để đảm bảo sự thực hiện thông suốt cả những hoạt động trực tiếp với khách hàng và những hoạt động hỗ trợ sản xuất.

2. Thiết kế các quy trình phù hợp với thương hiệu

Các quy trình dịch vụ khách hàng thường liên quan đến nhiều khâu, nhiều nhiệm vụ, nguồn nhân lực, và các tổ chức khác nhau. Ví dụ, dịch vụ trung tâm tư vấn khách hàng bao gồm đường dây cuộc gọi, các tương tác, các giải pháp, sự hài lòng, và cũng có thể bao gồm các giao tiếp với nước ngoài, dựa trên những nguyên tắc kinh doanh đã được xác định trước.

Các thương hiệu cao cấp nên thiết kế các quy trình tập trung vào dịch vụ khách hàng hỗ trợ trực tiếp bằng con người hơn là các dịch vụ tổng đài cố định, dù nó theo không gian trụ sở (brick-and-motar) hay một chế độ tư vấn khách hàng (ví dụ như nói chuyện qua điện thoại hoặc qua web).

Việc đảm bảo rằng các cấp độ dịch vụ đã cam kết phải đạt được thông qua các công cụ quản lý quy trình dịch vụ khách hàng mạnh là điều cũng rất quan trọng. Các thương hiệu cần hạn chế dịch vụ khách hàng nói chuyện phiếm hoặc những cuộc nói chuyện cá nhân hung hăng.

3. Cung cấp dịch vụ phù hợp thương hiệu có sự hỗ trợ của con người

Dịch vụ hỗ trợ sử dụng con người dành cho các yêu cầu dịch vụ khách hàng phức tạp và các giao dịch cụ thể đòi hỏi phải có sự tham gia của con người. Hơn nữa, một vài phân khúc khách hàng thích được tiếp cận với con người.

Do đó, việc công ty thuê và duy trì đội ngũ nhân sự phù hợp cho dịch vụ khách hàng là quan trọng. Các tổ chức nguồn nhân lực có thể làm cho đặc tính của thương hiệu tương thích với đặc tính mong muốn của đội ngũ đại diện tuyến đầu để đảm bào việc tuyển dụng và duy trì nhân viên tư vấn phù hợp với thương hiệu.

Phong cách giao tiếp và kiến thức của các đại lý trung tâm tư vấn khách hàng theo kiểu “mô hình vai trò” (tức là, phù hợp với thương hiệu nhất) có thể được đưa vào các hệ thống quản lý dịch vụ khách hàng theo dạng nội dung thông tin và hướng dẫn tương tác đối với các nhân viên tư vấn tại các điểm tương tác với khách hàng, và thậm chí cả trong các hệ thống tổng đài cố định.

Các công ty dịch vụ tài chính và bán lẻ đi trước thời đại đang mở rộng những hệ thống như vậy thành những cửa hàng và các chi nhánh có không gian trụ sở để nâng cao tính hiệu quả và tính đồng bộ.

4. Cung cấp những tổng đài cố định phù hợp với thương hiệu

Tổng đài cố định đem đến một cơ hội lớn để xây dựng hình ảnh của thương hiệu. Ví dụ, các hệ thống thông tin trợ giúp hướng dẫn tinh vi và các chatbot trực tuyến được thiết lập theo sau những phát ngôn viên quảng cáo đa truyền thông của công ty có thể kết hợp thỏa đáng giữa tương tác tổng đài cố định phù hợp thương hiệu với khách hàng.

Một ví dụ giả thuyết có thể là chatbot được thiếp lập theo sau con tắc kè hoặc “người cổ” đối với GEICO và William Shatner đối với priceline.com. Trên thực tế, một công ty dịch vụ tài chính hàng đầu ở Nhật Bản đã sử dụng một chatbot thiết lập theo sau một diễn viên nổi tiếng trên thương mại truyền hình.

5. Sử dụng thước đo phù hợp thương hiệu

Một sai lầm nghiêm trọng trong quản lý dịch vụ khách hàng là sự không đồng bộ giữa chiến lược thương hiệu với các thước đo dịch vụ. Ví dụ, thước đo Wal-Mart force-fitting đối với một mục tiêu thương hiệu Nordstrom là một chiến lược không tốt. Các thương hiệu cao cấp không nên nhấn mạnh vào các thước đo số lượng như là số lần xử lý cuộc gọi trung bình.

6. Phù hợp hóa với thương hiệu tất cả các điểm tiếp xúc

Hầu hết các doanh nghiệp vẫn có sự tương tác, dữ liệu, và kho kiến thức ở các trung tâm tư vấn cuộc gọi, các trung tâm dịch vụ trực tuyến, và các hệ thống tổng đài cố định, nhưng những bộ phận này không biết các bộ phận khác đang hoạt động như thế nào.

Gần đây, rất nhiều các công ty đã bắt đầu liên kết các tương tác khách hàng với kiến thức vào một nền tảng chung như là bước đầu tiên để liên kết kinh nghiệm khách hàng qua các kênh khác nhau với các nhân viên tư vấn dịch vụ. Tuy nhiên, hầu hết các công ty vẫn chưa phù hợp hóa với thương hiệu các dịch vụ khách hàng qua các kênh giao tiếp.

Một nền tảng thống nhất tiếp cận tới dịch vụ khách hàng liên kênh và phù hợp thương hiệu có thể giúp họ đạt được hiệu quả nhanh hơn, và những khách hàng của họ sẽ không gặp phải khó khăn gì khi bị chuyển từ kênh giao tiếp này sang kênh giao tiếp khác, hoặc từ nhân viên tư vấn này sang đại lý khác.